[In 3D] Hướng dẫn cài đặt thông số cơ bản in 3D - Slic3r


Hướng dẫn cài đặt các thông số cơ bản khi in 3D.
Theo nhiều lần chỉnh sửa và kinh nghiệm của bản thân.
Dưới đây sẽ hướng dẫn chỉnh sửa trong Slic3r và chỉnh cho Firmware Marlin

Arduino 1.8.9 SourceMediafire
Firmware  Marlin SourceMediafire
Repetier-host Source | Mediafire


{getToc} $title={Table of Contents}

Hướng dẫn này bỏ qua các bước setting code Marlin và setting cơ khí cho máy (endstop, gốc 0, cân bằng)
Các thông số cần lưu và chỉnh sửa để sản phẩm in được hoàn hảo nhất.
Mở Slic3r
Có thể tải và cài đặt Slic3r theo link bên trên.
Ở đây mình dùng Slic3r được cài sẵn khi cài Repetier-host link cài đặt ở bên trên.

Mở Reptier-host đã cài. Giao diện chính như sau:
Chọn tab Slicer – đổi sang Slic3r – chọn Configuration đẻ bắt đầu chỉnh sửa cài đặt Slic3r

Giao diện chính Slic3r – Click chọn vào bánh răng để cài đặt các mục tương ứng

Nhớ nhấn Save sau mỗi lần cài đặt xong 1 mục

Print Settings

Layer and perimeters - lớp nhựa in và đường bao ngoài


Layer height – chiều cao lớp nhựa in – thông số quan trọng: thường ~80% kích thước đầu đùn (ví dụ trên đầu đùn 0.4mm thì để là 0.32): thông số này ảnh hướng tới chất lượng bền mặt cạnh của vật in và độ kết dính giữa các lớp in.


First layer height – chiều cao lớp nhựa in đầu tiên – thông số quan trọng: thông số này ảnh hưởng tới độ bán dính vật in trên bàn in (Bed). Phụ thuộc lớp vào việc bạn SET 0 cho trục Z <link>


Perimeters – số lượng đường bao ngoài – thông số quan trọng: số đường bao càng nhiều thì vật in càng cứng vững đồng thời thì thời gian in càng lâu và càng cần nhiều nhựa

Spiral vase – tích vào nếu bạn dùng để in các vật rỗng giữa như bình hoa… khi đó bạn cần cài thêm thông số Minimum shell thickness ở trên cho phù hợp để đạt độ dày cho cạnh viền phù hợp.

Solid layer – cài đặt số lớp điền đầy ở mặt trên và đáy – thông số quan trọng: Top nên để trên 2. Bottom thì tùy thuộc vào yêu cầu có thể set là 0 thì vẫn in được bình thường.

Infill – điền đầy


Fill density – phần trăm điền đầy – mặt trên và mặt đáy nếu có thì điền đầy luôn là 100%
Fill Pattern - Các dạng điền đầy

Skirt and brim – viền và nền

Viền giúp cho định hình khu vực in, và giúp chuẩn bị nhựa khi vào in lớp đầu tiên của vật thể. Nền giúp tăng độ bám dính cho các vật có phần chân bám xuống bàn in quá nhỏ.


Support material 

Phần đỡ phụ cho các chi tiết in khó, cố gắng hạn chết cần sửa dụng đến bằng cách lựa chọn mặt chuẩn phù hợp - phần này sẽ được hướng dẫn tại bài riêng. Tham khảo <tại đây>

Speed – cài đặt tốc độ in, tốc độ di chuyển đầu phun – thông số quan trọng

Phụ thuộc lớn vào chất lượng máy, độ cứng vững của máy. Tốc độ không nên quá cao để đảm bảo máy hoạt động ổn định, ít rung, đảm bảo chấy lượng bề mặt in.


Perimeters - đường bao
Infill - điền đầy
Bridges – cầu nối

Support material – phần đỡ phụ
Speed for non-print moves – Travel – Tốc độ di chuyển khi không in
First layer speed – tốc độ in ở lớp in đầu tiền nên để trung bình để đảm bảo điền đầy và độ bám dính với bàn in

Dưới đây là setting vẫn dùng cho đầu phun 0.4mm, các bạn có thể tham khảo.


Advanced – Cài đặt nâng cao cho độ rộng của đường in, độ bao phủ…

Tham khảo phần hướng dẫn nâng cao <tại đây>
Extrusion width – độ rộng đường in
Overlap - độ bao phủ giữa phần điền đầy và đường bao ngoài

Filament Settings


Filament – Cài đặt nhựa in

Diameter – đường kính nhựa in thường sẽ là loại 1.75mm
Extrusion multiplier – số lượng đầu cấp nhựa
Temperature – cài đặt nhiệt độ in
Extruder – Nhiệt độ đầu phun – PLA: 180-230℃ | ABS: 210-250℃
Bed – nhiệt độ bàn in – PLA: 20-60℃ | ABS: 80-110℃

Cooling – làm mát

Làm mát bắt buộc phải có khi in để đảm bảo kết dính và không bị cong vênh giữa các lớp in.


Printer Settings


Cài đặt thông số cơ bản

General – Cài đặt chung cho máy in
Bed shape – kích thước bàn in

Extruders – số lương đầu phun
Firmware – như tiêu đề thì hướng dẫn dùng cho Firmware chạy code Marlin

Cài đặt chi tiết chu từng đầu phun

Extruder1 – cài đặt cho đầu phun 1
Nozzle diameter- đường kính đầu phun
Retraction -  cài đặt lượng nhựa rút lại khi đầu phun di chuyển giữa các khu vực (di chuyển và không in) – thông số quan trọng – đảm bảo nhựa không bị thừa và kéo dây khi đầu phun di chuyển.
Từ trái qua phải: Không rút lại - Rút lại vừa đủ - Rút lại quá nhiều

Length – chiều dài phần nhựa rút lại: thường để 2 - 4mm hiệu chỉnh thêm sau khi in
Lift Z – đầu phun sẽ nhấc lên khi di chuyển cho các khu vực (khi đó đầu phun không in)
Speed – tốc đọ rút lại nhựa
Minimum travel after retraction – khoảng di chuyển nhỏ nhất sau khi rút lại nhựa – thông số này nhằm đảm bảo nhựa được đùn ra ngay sau khi tới điểm đích. Nếu khoảng di chuyển gần, nhỏ hơn giá trị này thì sẽ không rút nhựa lại.

Xem thêm:
- Động cơ bước và cách tính bước
- Hướng dẫn nạp Firmware Marlin lên mạch điều khiển Arduino Mega2560 <link>
- Cách sửa lỗi Thermal Runaway và Heating failed
- Hướng dẫn chỉnh sửa file 3D (.stl)
- Hướng dẫn cài đặt Firmware Marlin máy in 3D

______________________________

Các bạn có thắc mắc, cần tư vấn thêm thì có thể liên hệ mình qua các thông tin sau:

Post a Comment

Previous Post Next Post

Contact Form