Bắt đầu sử dụng IoT Platform - Blynk.
Code cuối cùng.
Có thể sau bài trước Blynk - IoT platfom là gì? nhiều bạn có hứng thú với việc áp dụng vào thực tế.
Vậy bài này mình sẽ bắt đầu hướng dẫn cơ bản về các cài đặt code, cũng như các kết nối tới server.
Blynk với ưu điểm lớn nhất là chỉ cần các mạch điều khiển và điện thoại có kết nối Internet là có thể sử dụng và điều khiển. Không bắt buộc phải cùng kết nối mạng Wifi hoặc LAN
Để bắt đầu sử dụng thì ta cần quan tâm nguyên lý hoạt động của nó. Cái này đã được đề cập trong bài trước Blynk - IoT platfom là gì?. Từ đó ta có các thiết bị cần thiết như sau:
• Thiết bị điều khiển: Điện thoại đã cài đặt sẵn app Blynk
• Module xử lý và nhận/gửi tín điểu khiển: ESP8266, NodeMCU ESP8266, các module arduino có hỗ trợ kết kết nối internet...
• Module cần điều khiển hoặc các module chức năng: LED, Relay, module cảm biến nhiệt độ, độ ẩm.....
Bài này sẽ sử dụng mạch NodeMCU ESP8266 CP2102 điều khiển bật/tắt LED một cách cơ bản nhất.
Giờ thì hãy bắt đầu nào.
{getToc} $title={Table of Contents}
Cài đặt trên App
Tạo tài khoản
Sau khi tại ứng dụng về, tiếp theo cần tạo tài khoản để có thể sử dụng ứng dụng.
Tạo Project
Chọn New Project để tạo 1 Project mớiTiếp theo Đặt tên, Chọn mạch điều khiển (như đã nói phía trên hướng dẫn này mình dùng mạch NodeMCU ESP8266, nên mình chọn NodeMCU), Chọn kiểu kết nối qua Wifi hay mạng dây
Sau khi chọn Create thì sẽ có mail gửi Auth Token gửi tới Email bạn vừa sử dụng để tạo tài khoản.
*Lưu ý: Auth Token bắt buộc phải có để có thể kết nối giữa mạch điều khiển tới server và bạn có thể điều khiển qua App. Nên nếu bạn không nhận được, hoặc không may xóa mail mà chưa kịp lưu thì bạn có thể vào phần cài đặt để sao chép lấy lại hoặc gửi lại mail Auth Token{alertSuccess}
Giao diện
Phía trên bên phài, theo thứ tự từ trái qua phải là
• Cài đặt
• Add Widget
• Khởi chạy App điều khiển
Add Widget
Thêm các Widget tính năng, điều khiển vào App
Mỗi Widget sẽ cần 1 lượng Energy tương ứng.
Với mặc định khi tạo tại khoản trên server mặc định của Blynk, khi đó lượng Energy được cho giới hạn là 2000, để có thêm Energy thì cần mua các gói. Điều này giúp bên phát triển của Blynk giới hạn số Widget có thể sử dụng và lấy kinh phí phát triển thêm (vì như các bạn đã biết thì Blynk là dự án mã nguồn mở được kêu gọi trên Kickstarter)
Các bạn có thể dùng Local Server riêng để làm server chạy Blynk, khi đó thì Energy sẽ không bị giới hạn. Mình sẽ chia sẻ Local Sever của mình trong bài viết tới (Mong sẽ giúp được các bạn khắc phục được vấn đề giới hạn Energy, và cũng mong các bạn hãy Donate cho mình theo thông tin ở cuối bài để mình tiếp tục duy trì chạy Server. Tks)
Ở đây mình sẽ thêm Widget Button để điều khiển LED bật/tắt
Các bạn có thể nhấn giữ Widget để thay đổi kích thước và di chuyển thay đổi vị trí các Widget
Sau đó bạn chọn Widget để cài đặt cho Widget đóỞ đây mình sử dụng chân D6 trên mạch NodeMCU để điều khiển đèn LED
Các bạn có thấy thấy Button sẽ có 2 chế độ hoạt động
• Push: Có chức năng như các công tắc nhấn nhả
• Switch: Có chức năng như các công tắc thông thường, nhấn và giữ trạng thái
Sau khi cài đặt xong thì ta có thể chọn Run để chuyến sang chế độ điều khiểnKhi đó ta sẽ thấy 2 icon trên góc phải
• Theo dõi xem tình trạng kết nối của mạch điều khiển
• Stop và quay lại chế độ cài đặt
Kết nối
Chân điều khiển theo như lựa chọn phía trên là D6 nên ta có sơ đồ kết nối cơ bản như sau
Khi đó mọi điều khiển Bật/Tắt trên ứng dụng sẽ thông qua chân D6 trên mạch điều khiển gửi tới đèn LED.Code
Chuẩn bị
Đầu tiên muốn Code hoạt động ta cần tải và thêm Blynk vào Thư viện vào Arduino trên máy
Download Blynk Library theo link sau: Source Github, Link v1.0.1
Nếu bạn chưa biết cách thêm Thư viện thì tham khỏa bài sau: Hướng dẫn thêm Thư viện - Library cho Arduino IDE
Còn 1 thông số nữa đó là Server mạch sẽ kết nối tới, phần này thì ở bài sau khi mình chia sẻ Local Server của mình thì sẽ nói cụ thể hơn, còn hiện tại thì giữ nguyên như Example nhéDo mình sử dụng mạch NodeMCU nên cần cài đặt thêm để có thể kết nối cũng như Upload Code lên mạch này, tham khảo tại đây: Hướng dẫn kết nối, cài đặt KIT Wifi NodeMcu ESP8266 CP2102
Code và giải thích
Mở Example Code
Mở Arduino và lựa chọn Example phù hợp với mạch điều khiển
Ta sẽ có 1 code Example, và cần cài đặt thông số cho nó.
Giải thích các thông số cần chỉnh sửa
Auth Token - như đã đề cập bên trên thì ta cần mã này để kết nối giữa mạch điều khiển và server, sau khi lấy được mã thì điền vào trường sau
Tiếp theo do mạch NodeMCU kết nối với internet thông qua Wifi nên cần SSID và PASS Wifi mà mạch điều khiển sẽ kết nốiUpload và Kiểm tra
Trước khi upload lên mạch NodeMCU cần setup như hình
Sau khi Upload và kết nối thành côngKhi đó ta có thể điều khiển thông qua AppTham khảo thêm các bài viết, dự án dùng ứng dụng Blynk tại đây:
______________________________
Các bạn có thắc mắc, cần tư vấn thêm thì có thể liên hệ mình qua các thông tin sau:
Shopee: DIY Everything Store
Fanpage: DIY Everything - Tự làm mọi thứ
Group: Group DIY Everything - Tự làm mọi thứ
Email: [email protected]
Fanpage: DIY Everything - Tự làm mọi thứ
Group: Group DIY Everything - Tự làm mọi thứ
Email: [email protected]